Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

BÀI TẬP NHÓM 2


KỸ THUẬT TRỒNG RAU XÀ LÁCH

   TS: MAI THÀNH PHỤNG

1. kỹ thuâtj trôngf rau xà lách của TiÊns sĩ Mai ThÀNH Phụng nói vê các buoc kỹ thuât trong rau xa lách nhu cách chọn giong, ky thuat lam dat. Cách gieo hạt vào thơì vụ nào là tôt và cách chăm soc rau xa lach de sinh tot


 2. trồng xà lách trong nhà: Sướng mắt, bổ miệng

Không chỉ đã mắt ngắm mà gia đình bạn còn có rau sạch để ăn rất an toàn.
He Yin (Theo BG)

http://hn.eva.vn/nha-dep/trong-xa-lach-trong-nha-suong-mat-bo-mieng-c169a151040.html
3. Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Cải Xà Lách                                   

Theo www.ctu.edu.vn                                                                                                                            
http://baovecaytrong.com/                                                                                                            

 Cải xà lách trồng được nhiều loại đất khác nhau miễn là tưới tiêu thuận lợi. Trồng mùa mưa nhất thiết phải dùng giống chịu mưa và nếu có thể được, nên dùng rơm phủ hoặc lưới nylon che để hạn chế đất cát bắn lên lá và hạn chế sâu bệnh cỏ dại.                                                                                                                                                                                                                                                
http://sonongnghiepkiengiang.gov.vn/                               

                  4 . Hướng dẫn trồng rau xà lách tại nhà

Rau xà lách là tên gọi chung cho một loại rau ăn sống , Rau xà lách có nhiều loại: xà lách mỡ,  xà lách xoăn lá lớn, xà lách rarol. Trong khuôn khổ bài viết này,Trongraulamvuon hướng dẫn các bạn cách trồng xà lách mỡ tại nhà.

http://trongraulamvuon.com/cach-trong-rau/huong-dan-trong-rau-xa-lach-tai-nha/

 

5.   Cách trồng, chăm sóc, thu hoạch rau Xà lách

Ở nước ta, có trồng thứ Xà lách có lá xếp vào nhau thành một đầu tròn tựa như Cải bắp thu nhỏ, gọi là Xà lách quăn hay Xà lách Ðà Lạt, cũng là một thứ của Rau diếp hay Xà lách thường. Xà lách được trồng từ vùng đồng bằng tới vùng núi


     6 . Hướng dẫn trồng rau xà lách tại nhà

Rau xà lách là tên gọi chung cho một loại rau ăn sống , Rau xà lách có nhiều loại: xà lách mỡ,  xà lách xoăn lá lớn, xà lách rarol. Trong khuôn khổ bài viết này,Trongraulamvuon hướng dẫn các bạn cách trồng xà lách mỡ tại nhà.

http://trongraulamvuon.com/cach-trong-rau/huong-dan-trong-rau-xa-lach-tai-nha/

 

7.   Cách trồng, chăm sóc, thu hoạch rau Xà lách

Ở nước ta, có trồng thứ Xà lách có lá xếp vào nhau thành một đầu tròn tựa như Cải bắp thu nhỏ, gọi là Xà lách quăn hay Xà lách Ðà Lạt, cũng là một thứ của Rau diếp hay Xà lách thường. Xà lách được trồng từ vùng đồng bằng tới vùng núi
http://www.nhavuontaigia.com/tu-van-ky-thuat/ky-thuat-trong-a-cham-soc-rau/118-cach-trong-cham-soc-thu-hoach-rau-xa-lach.html   
           

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Krông Kmar, dòng thác huyền thoại


Từ chót vót trên đỉnh Chư Yang Sin hùng vĩ (Đắk Lắk) - nơi được mệnh danh là nóc nhà Tây nguyên, dòng Krông Kmar mượt mà như mái tóc xuân thì của thiếu nữ tuôn đổ xuống chân núi, đánh thức những phiến đá say ngủ giấc ngàn năm để rồi reo vui thành ngọn thác mải miết cuộn trào giữa rừng xanh.

 

Krông Kmar không hoành tráng như những ngọn thác khác của Đắk Lắk như Dray Sap, Dray Nur, Gia Long nhưng mang một nét đẹp hoang dã rất riêng bởi nép mình dưới dãy Cư Yang Sin vươn dài giữa những cánh rừng xanh thẳm, những ruộng lúa xanh rì của huyện Krông Bông.

 

Khách đường xa dừng chân thưởng lãm cảnh thác êm ả tuôn đổ giữa rừng không khỏi ồ lên thích thú khi thiên nhiên dọn sẵn những phiến đá nơi mấp mé dòng chảy như gọi mời ngả lưng. Công sức đổ đường 85 cây số từ Buôn Ma Thuột theo quốc lộ 27 và tỉnh lộ 12 để đến được Krông Kmar xem như đã được đền đáp.

 

Nét duyên riêng có của thác Krông Kmar có lẽ chính là những phiến đá hiền lành say ngủ giữa lòng thác. Và dòng nước chảy qua đầu phiến đá cũng vì thế mà dịu dàng, êm ả hơn, không quá mạnh mẽ như những dòng thác hùng vĩ khác của Đắk Lắk.

 

Nét khác biệt nữa so với những dòng thác khác của Tây nguyên là Krông Kmar không bắt nguồn từ dòng Sêrêpôk chảy từ đông say tây, mà từ một dòng sông treo mình trên đỉnh núi.

 

Đã từng nhiều lần ngắm nóc nhà Tây Nguyên Cư Yang Sin từ phía những vườn cà phê trù phú của huyện Krông Ana, lần này chúng tôi mới vào được đến chân ngọn núi đầy huyền thoại và chạm vào "mái tóc" Krông Kmar chảy xuống từ đỉnh núi cao chót vót gần 2.500m.

Chiều cuối tuần, dòng thác ngái ngủ như bừng tỉnh khi đoàn khách gia đình ríu rít kéo nhau lần theo từng bậc đá len lỏi trong làn nước trong xanh. Đứng trên phiến đá rộng phẳng lỳ nhìn về phía hạ nguồn chỉ thấy mây trắng rừng xanh lững lờ in bóng trên mặt sông không chút gợn sóng.

 

Những phiến đá giữa lòng sông trông cứ như bầy voi đang thích thú ngâm mình trong làn nước mát lạnh, trong khi vô vàn những phiến đá trên bờ như hữu ý dọn sẵn nơi cắm trại cho các đoàn du khách.

 

Người lớn lẫn trẻ con cùng reo lên thú vị khi dợm nhúng chân xuống dòng nước mát rượi len lỏi giữa những khe đá phủ dày rêu xanh mởn. Nếu mỏi chân, khách đường xa cứ việc ngồi bệt xuống phiến đá thoải mái mà khua chân giỡn với dòng nước trôi không ngừng nghỉ nơi chân thác.

 

Ở góc khuất một tảng đá lớn dựng đứng gần giữa lòng sông, đã thấy một khách nhàn du an nhiên thong thả buông cần trúc. Chốc chốc cá lại đớp động dưới những cánh lá mục trên mặt sông phẳng lặng êm xuôi về phía hạ nguồn.

 

Lớp lớp đá tròn trĩnh phơi mình trên làn nước, tầng tầng vỉa đá chen giữa rừng cây ven bờ và tiếng chim rừng ríu ran, tiếng thác đổ êm ái cùng hòa nhịp tấu lên bài ca bất tận của rừng xanh, mang lại những xúc cảm khó tả ngợp trong thiên nhiên an lành...

 

Điều chưa hài lòng của du khách khi tìm đến thác Krông Kmar là tuyến giao thông dẫn vào thác trên tỉnh lộ 12 quá chật hẹp và nhiều "ổ voi" rất khó đi. Nếu "bác tài" không phải là tay lái "lụa", cả đoàn du khách trên xe khó lòng tránh khỏi những cú xóc nảy người.

 

Một người dân địa phương cũng đang đón buổi chiều tà nơi những bậc đá xuống lòng thác bảo với đoàn khách ở xa đến rằng, ngày xưa khi chưa có trạm thủy điện (xây dựng vào tháng 5-2003, đến tháng 5-2008 đưa vào hoạt động) cảnh thác Krông Kmar càng đẹp hoang sơ hơn bây giờ nhiều.

 

Nhà máy thủy điện Krông Kmar do Tổng công ty Sông Đà đầu tư xây dựng có công suất 12.000KW, vốn đầu tư 250 tỉ đồng, hằng năm bổ sung cho lưới điện quốc gia khoảng 53 triệu kWh điện. Chưa từng được ngắm dòng thác khi chưa có công trình thủy điện, song những người chậm chân như tôi vẫn thích thú với nét đẹp thiên nhiên mà công trình thủy điện chưa chạm đến.

 

Nếu thời gian cho phép, du khách thích khám phá còn có thể cưỡi voi hoặc leo bộ chinh phục đỉnh Cư Yang Sin. Theo những người dân nơi đây, đã có những đoàn khách "ta balô" mải miết leo lên đến đỉnh gần như cao nhất của dãy núi này ở độ cao 2.405m, còn đỉnh cao nhất 2.442m thì hầu như không ai chinh phục nổi vì không có đường lên.

Tài nguyên, khoáng sản ở Tây Nguyên

Tài nguyên, khoáng sản ở Tây Nguyên
Hiện tại, tình trạng khai thác khoáng sản như vàng sa khoáng, đá quý, đá chẻ, cát xây dựng… gây ô nhiễm môi trường, thất thoát tài nguyên, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự nhưng các ngành chức năng vẫn chưa có các biện pháp ngăn chặn triệt để.
 
Khai thác cát trái phép trên sông Đăk Bla, TP Kon Tum (tỉnh Kon Tum).
Khai thác tràn lan
Những ngày qua, khu vực thượng nguồn suối Ia Kul và thượng nguồn suối Ia Bal, xã Cư Klông, huyện Krông Năng (Đắk Lắk) “nóng” lên bởi hàng trăm người dân ở khắp nơi kéo đến khai thác đá quý saphia và thạch anh tinh thể. Có thời điểm, số người tham gia khai thác trái phép tại đây lên tới hơn 300 người. Các thung lũng, khe suối, bãi bồi là nơi lựa chọn đào đãi đá quý của dân khai thác tự do, trái phép.
Tại các địa điểm khai thác, nhóm người trên đã dựng lên nhiều lán trại và đưa máy móc, dụng cụ phục vụ việc khai thác đá quý saphia và thạch anh. Riêng tại khu vực suối Ia Bal, diện tích khai thác trái phép ước tính ban đầu khoảng trên 1ha. Do bị đào bới khoét sâu nên sườn đồi bị sạt lở nham nhở, đất đá rơi xuống dòng suối ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, đất sản xuất của người dân và nguồn nước. Vị trí này nằm trong diện tích đất quản lý và sử dụng của Hợp tác xã Nông nghiệp – Kinh doanh tổng hợp Trường Sơn, đã được UBND tỉnh Đắk Lắk cho thuê đất tại tiểu khu 300, thuộc địa bàn xã Cư Klông (huyện Krông Năng) để thực hiện dự án trồng rừng nguyên liệu.
Mí Hlao, một người dân sống gần khu vực suối Ia Bal ngao ngán: “Cách đây khá lâu, một số người dân vô tình đào được những viên đá nhỏ có màu sáng đẹp. Sau khi thử thì biết đó là đá quý saphia. Cũng từ đó, dòng người từ khắp nơi kéo về đây tranh nhau khai thác. Ngay cả người dân địa phương cũng bỏ nương, rẫy ra suối đào đãi đá, nhiều người đi làm thuê lấy tiền công. Không biết ở đây thật sự có mỏ đá quý như người ta đồn thổi hay không, nhưng bà con mình thì đã bị ảnh hưởng nhiều. Khổ nhất là dòng suối bao lâu nay dùng để tắm giặt, nấu nướng đã trở trên đục ngầu, lởm chởm đá sỏi. Không riêng gì suối Ia Bal, ngay cả suối Ia Kul cũng bị đào bới nham nhở, dọc hai bên suối đầy rẫy những hố sâu”.
Theo thống kê, toàn huyện Krông Ana có 70 cơ sở đang khai thác đất sét, trong đó 2/70 cơ sở có giấy phép khai thác còn hiệu lực. Các cơ sở còn lại tự thỏa thuận hợp đồng với các hộ dân có đất ruộng để khai thác lấy sét, mà không thông qua chính quyền địa phương. Việc khai thác đất sét của các đơn vị này diễn ra tràn lan, không theo quy hoạch, mua bán chuyển nhượng đất đai để khai thác đất sét bất hợp pháp, không thực hiện việc cải tạo đồng ruộng để trả lại diện tích canh tác nông nghiệp cho người dân… Hay việc khai thác cát của một số cơ sở trên sông Krông Ana và sông Krông Nô (huyện Krông Ana) cũng không tuân thủ quy định tại giấy phép khai thác và đề án được phê duyệt, đã dẫn đến tình trạng sạt lở bờ sông, ảnh hưởng diện tích đất nông nghiệp. Điển hình như tại khu vực trạm bơm 3, xã Hòa Bình (huyện Krông Ana), đoạn sông được UBND tỉnh Đắk Lắk cấp phép khai thác cho Hợp tác xã Đoàn Kết, bị sạt lở vào bờ từ 30-50m.
Ở Gia Lai và Kon Tum, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép như vàng sa khoáng, cát, đá chẻ… diễn ra từ nhiều năm qua nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa có biện pháp xử lý triệt để. Trong đó, công tác thanh tra, xử lý những hành vi vi phạm vẫn chưa nghiêm, chưa kịp thời, để kéo dài dẫn đến nhiều phát sinh phức tạp; công tác quản lý và trách nhiệm quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản vẫn còn bị buông lỏng… Tại tỉnh Kon Tum, một số điểm vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái pháp luật như Đăk Pét, Đăk Long, Đăk Blô, Đăk Nhoong (huyện biên giới Đăk Glei); sông Pô Kô, thung lũng Đăk Hniêng (huyện biên giới Ngọc Hồi); xã Đăk Pne (huyện Kon Rẫy); xã Hơ Moong, Ya Tăng, Mô Rai (huyện biên giới Sa Thầy); sông Đăk Bla (TP Kon Tum)…
Với cách khai thác cát vô tội vạ, sông suối, vườn tược ở xã Ayun, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) bị biến dạng.
Bất cập trong quản lý
Ông Hoàng Xuân Ngân, Phó Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Đắk Lắk, cho biết: “Hiện nay, trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Krông Năng nói riêng chưa được đầu tư thăm dò chi tiết nên việc khoanh định diện tích phân bố, đánh giá trữ lượng, chất lượng các loại khoáng sản cho công tác quản lý của các cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn. Qua kiểm tra thực tế tại khu vực khai thác đá quý saphia và thạch anh ở xã Cư Klông cho thấy, việc phát hiện và khai thác được xuất phát từ người dân khai thác khoáng sản tự do. Nhằm đảm bảo an ninh khu vực, môi trường sinh thái và tránh thất thoát tài nguyên quý hiếm, chúng tôi đã ra quân truy quét, bố trí các trạm tuần tra giao thông trên các tuyến đường và khu vực khai thác khoáng sản trái phép, bố trí lực lượng ăn ở thực địa nhằm kiểm tra, truy đuổi và xử lý người dân từ các nơi đổ về đây thành lập băng nhóm để tham gia khai thác khoáng sản trái phép. Tuy nhiên, do khu vực khai thác khoáng sản trái phép nằm trong rừng, địa hình hiểm trở, đường giao thông đi lại lầy lội và dốc cao nên rất khó khăn cho công tác truy quét. Vì vậy, các nỗ lực ban đầu của chúng tôi chỉ mới tiến hành giải tỏa được vị trí khai thác ở suối Ia Bal và hạn chế được người dân từ các nơi đổ về để khai thác khoáng sản trái phép, chứ chưa giải tỏa được triệt để tận gốc”.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, những hạn chế trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum do chưa được các cấp có thẩm quyền quan tâm đúng mức. Tình trạng khai thác khoáng sản trái pháp luật vẫn xảy ra ở một số địa phương do việc kiểm tra chưa thường xuyên, chưa phát hiện được những trường hợp vi phạm, hoặc khi phát hiện không xử lý triệt để.
Mới đây, UBND tỉnh Kon Tum ký quyết định phê duyệt, bổ sung điều chỉnh quy hoạch thăm dò khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đến năm 2020 cho 20 đơn vị trên địa bàn tỉnh. Đây cũng là một trong những giải pháp quan trọng để đưa việc khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn vào đúng quy hoạch và hạn chế tối đa tình trạng khai thác trái pháp luật như hiện nay.

Thien
( Trich tu trang thong tin Krong Nang)

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Thư viện huyện Ea Kar - ĐT: 05003625136


     Thư viện huyện Eakar được thành lập năm 1994 và đi vào hoạt động đã gần 20 năm. 
Hai mươi năm qua cùng với sự phát triển ngày một đi lên của đất nước, của huyện nhà, thư viện huyện EaKar phấn đấu khắc phục và vượt qua nhiều khó khăn, thử thách phục vụ đắc lực công tác học tập, nghiên cứu, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân các dân tộc trong huyện, luôn khẳng định vị trí và tầm quan trọng của mình trong hệ thống thư viện công cộng.
    Có một câu nói rất nổi tiếng của nhà văn M.X.Go-rơ-ki được đông đảo mọi người biết đến: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới.”. Sách, đó chính là cuộc sống. "Mạch đời đập sau trang sách như mạch máu đập dưới làn da" . Nhà văn hóa lớn của Pháp  Điđơrô cho rằng: "Ngừng đọc sách tức là ngừng tư duy". Quả đúng như vậy, việc đọc sách từ lâu đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong hành trình tìm kiếm tri thức và hoàn thiện nhân cách của con người.
                     
                                                 
                                       Thư viện  Huyện EaKar nhiều năm liền được nhận giấy khen của Sở VHTT-TT & DL  
           
                       Thư viện luôn là nơi để độc giả đến giao lưu, học tập, nghiên cứu và giải trí.
            I.   Tổng quan
    Được thành lập vào năm 1994, ngày đầu mới thành lập thư viện gặp rất nhiều khó khăn: sách báo ít ỏi, cơ sở vật chất thiếu thốn,kinh phí hạn hẹp. Đến nay thư viện đã trở thành một địa chỉ tin cậy,cần thiết không thể thiếu đối với mọi đối tương bạn đọc.
    Vốn tài liệu của thư viện hiện nay là 25.554 bản sách gồm đầy đủ các môn loại phục vụ tốt nhu cầu bạn đọc. Mỗi năm thư viện huyện Eakar có khoảng 500 bạn đọc đến với thư viện. Phục vụ 11.880 lượt bạn đọc,luân chuyển 35.640 lượt sách báo.
         II.   Tổ chức, sắp xếp
     Trong cơ cấu tổ chức của thư viện, mỗi bộ phận được tách riêng để phù hợp với nhu cầu và đối tượng bạn đọc. Xuất phát từ việc nắm bắt nhu cầu tâm lý bạn đọc theo từng đối tượng, thư viện EaKar tổ chức phục vụ bạn đọc theo hình thức kho mở. Sách báo, tạp chí bày trên giá được phân loại theo từng môn loại như: khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật, thể thao, sách tham khảo... Bạn đọc có thể dễ dàng lựa chọn theo nhu cầu của mình.
    đối tượng phục vụ của thư viện Eakar rất rộng rãi bao gồm: học sinh, sinh viên, cán bộ hưu trí, công nhân, viên chức và đông đảo nhân dân trong huyện. Do vậy thư viện phải phục vụ tất cả các ngày trong tuần(trừ ngày thứ 7, chủ nhật).
        III.   Một số hoạt động

                                Một số hình ảnh về các  hoạt động của thư viện:
  
 


   
            

Video về hoạt động thư viên

Ngoài phục  vụ nhu cầu tìm tin, sách, báo cho bạn đọc, thư viện còn là nơi tổ chức các lớp học ngoại khóa bổ ích cho học sinh, sinh viên.